Các kiểm tra tủ lạnh cũ trước khi quyết định mua sắm |
1. Vì sao tủ lạnh cũ vẫn được lựa chọn?
Không phải gia đình nào cũng có điều kiện để mua một chiếc tủ lạnh mới hoàn toàn. Với những gia đình này thì tủ lạnh cũ cũng là một lựa chọn hợp lý giúp họ bảo quản thực phẩm tốt hơn.
Để chọn được chiếc tủ ưng ý, bạn phải mất công kiểm tra tủ nhiều hơn nhưng đổi lại giá thành các sản phẩm này cực kỳ thấp, có khi còn rẻ gấp 2 - 3 lần so với tủ lạnh mới. Đây cũng là lý do chính khiến tủ lạnh cũ vẫn được nhiều người lựa chọn ngày nay.
2. Cách kiểm tra tủ lạnh cũ chi tiết
Sau đây là một số yếu tố bạn nên kiểm tra cẩn thận trước khi quyết định mua một chiếc tủ lạnh cũ, đã qua sử dụng:
2.1. Kiểm tra thông tin tủ lạnh
Việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra thông tin của tủ lạnh xem máy thuộc model nào để tránh chọn những dòng tủ quá cũ. Những tủ có tuổi thọ trên 10 năm sẽ có công suất thấp hơn vì thế bạn nên tránh chọn tủ lạnh như thế này. Bạn nên chọn tủ lạnh của những thương hiệu lớn, uy tín như: Samsung, Panasonic, Electrolux, LG, Toshiba,... vì sản phẩm của họ đã được thị trường kiểm chứng về chất lượng cũng như độ bền.
Tiếp theo bạn kiểm tra xem tủ có dung tích là bao nhiêu để biết sản phẩm có phù hợp với nhu cầu gia đình mình không. Chẳng hạn, những gia đình có từ 3 - 4 người có thể lựa chọn tủ có dung tích từ 150 - 300 lít.
Kiểm tra thông tin trên nhãn tủ lạnh |
Bạn nên cân nhắc lựa chọn tủ có sử dụng công nghệ tiết kiệm điện Inverter để phần nào giảm đi chi phí điện mỗi tháng.
>>> Xem thêm: Đánh giá xem hãng tủ lạnh nào đẹp và tiết kiệm điện nhất
Thông thường các tủ lạnh được bảo hành phần linh kiện, động cơ máy trong vòng 1 - 2 năm, đối với máy nén là 10 năm (tùy model). Vì thế bạn cần hỏi rõ người bán về các chính sách bảo hành và nơi mua để đảm bảo quyền lợi của mình.
2.2. Kiểm tra vỏ bên ngoài tủ
Khi lựa chọn tủ lạnh đã qua sử dụng bạn cần kiểm tra xem tủ có bị móp méo hay biến dạng không. Mặt trước và các cạnh tủ là nơi dễ bị trầy xước nhất, bạn nên kiểm tra kỹ những chỗ này.
Không nên chọn tủ lạnh bị nức vỡ vỏ bên ngoài vì điều này có thể dẫn đến tình trạng rò rỉ điện gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Để biết tủ lạnh có bị rò rỉ điện hay không bạn có thể dùng bút thử điện chạm trực tiếp vào bề mặt tủ kiểm tra. Nếu đèn bút sáng lên có nghĩa là tủ cách điện không tốt và bạn không nên chọn chiếc tủ lạnh đó.
Không nên chọn tủ lạnh bị móp méo, không đảm bảo cách điện tốt |
2.3. Kiểm tra dây dẫn điện
Sau thời gian sử dụng dây điện có thể bị hở do chuột cắn, bị cũ hay hao mòn. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho bạn nếu trong quá trình sử dụng vô tình chạm phải chỗ dây bị hở. Vì thế, nếu thấy không an toàn bạn có thể thương lượng với người bán để thay thế dây mới trước khi chọn mua.
Không nên chọn tủ có dây điện bị hở |
2.4. Kiểm tra độ khít và trục quay cửa tủ
Bạn không nên chọn tủ lạnh có cửa đóng không khít, không chặt vì khí lạnh sẽ thoát ra ngoài nhanh chóng, vừa làm thực phẩm bị hư hỏng vừa gây hao tốn điện năng. Để kiểm tra độ khít của cửa tủ, bạn cần dùng tờ giấy mỏng kẹp giữa, đóng tủ lạnh lại và cố gắng kéo tờ giấy ra. Nếu bạn cảm thấy tờ giấy lỏng lẻo, dễ rơi thì cửa tủ không khít. Bạn nên kiểm tra ở nhiều vị trí khác nhau trên cửa tủ để đảm bảo chắc chắn tủ có thể đóng kín.
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra bản lề của cánh cửa tủ lạnh có linh hoạt không. Nếu bạn đóng, mở cửa tủ cảm thấy nhẹ nhàng, trơn tru thì tủ lạnh vẫn còn dùng tốt.
Kiểm tra độ khít cửa tủ bằng tờ giấy mỏng |
2.5. Kiểm tra lưới tản nhiệt của tủ lạnh
Ở phía sau tủ lạnh, bạn cần quan tâm đến lưới tản nhiệt. Nếu lưới tản nhiệt bám nhiều bụi, chất bẩn sẽ làm tủ tiêu hao điện năng hơn hoặc làm giảm khả năng làm lạnh của tủ. Vì thế, bạn nên chọn tủ có lưới tản nhiệt sạch sẽ một chút và trong quá trình sử dụng cũng nên vệ sinh thường xuyên.
Kiểm tra lưới tản nhiệt sau tủ lạnh |
Có thể bạn cũng quan tâm:➥ Dịch vụ sửa tủ lạnh tại Hải Dương | Gọi là đến
2.6. Kiểm tra bên trong tủ lạnh
Sau khi kiểm tra bên ngoài tủ nếu không có vấn đề gì bạn tiếp tục kiểm tra bên trong tủ. Lớp vỏ bên trong tủ lạnh phải giữ được độ sáng, bóng, không bị nứt, bể hay trầy xước.
Bạn tiếp tục kiểm tra các ngăn tủ khi kéo ra, vào có dễ dàng và trơn tru không. Nếu bị kẹp bạn có thể trao đổi lại với người bán.
Với các kệ chia ngăn trong tủ bạn cần kiểm tra xem có vết nứt không. Nếu có bạn không nên chọn tủ lạnh này vì khi chứa thực phẩm nặng kệ có thể bị gãy.
Đèn bên trong tủ lạnh cũng là bộ phận quan trọng, nó không chỉ có chức năng làm sáng khi mở tủ mà còn làm báo hiệu cho bộ phận cảm biến duy trì mức nhiệt phù hợp. Sau quá trình sử dụng bóng đèn này có thể không còn hoạt động tốt. Vì thế bạn cần quan sát kỹ khi đóng, mở tủ để đảm bảo bóng đèn vẫn hoạt động bình thường.
Kiểm tra bên trong tủ lạnh cẩn thận |
2.7. Kiểm tra nút điều chỉnh nhiệt độ
Ngoài ra bạn cũng cần kiểm tra nút điều khiển nhiệt độ. Nếu bạn cảm thấy nút bị nhờn, không chắc tay thì bạn không nên chọn chiếc tủ lạnh đó.
Không chọn tủ có nút điều chỉnh nhiệt độ lỏng lẻo |
3. Cách sử dụng tủ lạnh cũ
Tủ lạnh cũ thường sẽ tốn điện hơn so với tủ lạnh mới. Tuy nhiên nếu bạn biết cách sử dụng tủ lạnh cũ thì vẫn có thể giảm đi phần nào lượng điện tiêu thụ. Sau đây là những lưu ý khi sử dụng tủ lạnh cũ để lượng điện tiêu thụ không tăng quá cao:
3.1. Không để thực phẩm còn nóng vào tủ lạnh
Khi để đồ ăn, thức uống còn nóng vào trong tủ lạnh nhiệt độ trong tủ tăng lên khiến máy nén phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp đủ hơi lạnh. Chính vì vậy, để tiết kiệm điện năng các bạn nên đợi thực phẩm nguội hẳn trước khi cho vào bảo quản trong tủ lạnh.
3.2. Không đóng mở tủ thường xuyên và không mở tủ quá lâu
Việc bạn đóng, mở tủ thường xuyên hay mỗi lần mở cửa quá lâu sẽ khiến hơi lạnh trong tủ tỏa ra ngoài, nhiệt độ trong tủ nóng lên nhanh. Lúc này máy nén lại phải hoạt động hết công suất để làm mát trở lại gây lãng phí nhiều điện năng.
Vấn đề này sẽ thường thấy ở những gia đình có trẻ nhỏ. Vì vậy các bạn nên để ý các bé một chút để hạn chế tình trạng đóng, mở tủ thường xuyên hay mở tủ quá lâu.
Không để trẻ nghịch, phá tủ lạnh |
>>> Xem thêm: Cách phòng tránh gây ra tủ lạnh phát nổ hiệu quả
3.3. Để khối lượng thực phẩm vừa đủ
Mỗi tủ lạnh đều có quy định dung tích tối đa. Nếu bạn để quá dung tích này thì máy nén sẽ phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp đủ khí lạnh bảo quản thực phẩm. Điều này không chỉ làm tiêu hao nhiều điện năng mà lâu dần còn ảnh hưởng đến tuổi thọ, độ bền của máy. Vì vậy, bạn nên đặt lượng thực phẩm vừa đủ vào trong tủ để đảm bảo hiệu quả bảo quản tốt và máy nén không phải “gồng mình” hoạt động ở công suất cao.
3.4. Thường xuyên vệ sinh tủ
Vệ sinh tủ thường xuyên giúp bạn giữ được không gian trong tủ lạnh sạch sẽ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Đồng thời khi vệ sinh tủ nếu bạn thấy xuất hiện tình trạng đóng tuyết thì nên giải quyết nhanh để tủ hoạt động tốt hơn và tiết kiệm điện năng.
Trên đây là những lưu ý quan trọng, bạn nên cân nhắc khi có ý định chọn mua tủ lạnh cũ, và ngay cả khi mua tủ lạnh mới bạn cũng có thể áp dụng. Chúc các bạn áp dụng thành công!
0 Response to "Hướng dẫn cách kiểm tra tủ lạnh cũ trước khi quyết định mua"
Đăng nhận xét